Trang chủ » Là gì » Ngày Thất tịch là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa

Ngày Thất tịch là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa

Ngày Thất tịch mang nhiều ý nghĩa cảm động trong văn hóa của người phương Đông. Thế nhưng không phải ai cũng biết ngày Thất tịch là gì? Nên làm gì trong ngày Thất tịch, diễn ra khi nào? Vậy theo dõi ngay bài viết dưới đây của aspenportrait.com để được giải đáp chi tiết nhé.

I. Ngày Thất tịch là gì?

Thất tịch là ngày 7 tháng 7 âm lịch
Ngày Thất tịch hay còn được gọi là ngày lễ tình nhân của nhiều nước Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Bên cạnh đó, người ta còn gọi lễ Thất tịch là ngày ông Ngâu, bà Ngâu hoặc được ví như ngày Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau.
Thời gian diễn ra Lễ Thất tịch là vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là thời gian diễn ra sự kiện tái ngộ giữa Ngưu Lang và Chức Nữ. Ngày Thất tịch năm 2022 diễn ra vào ngày 4 tháng 8. Tuy không phải là ngày lễ lớn trong văn hóa của người Việt nhưng nhiều năm gần đây ngày lễ này đã được giới trẻ quan tâm đến.

II. Nguồn gốc ngày Thất tịch

Theo văn hóa của phương Đông, ngày Thất tịch chính là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Nguồn gốc của ngày lễ ngày được dựa trên câu truyện cổ tích của người Trung Quốc.
Tương truyền rằng, Ngưu Lang là anh chàng nghèo nhưng rất chăm chỉ, lương thiện nên đã dành được tình cảm của nàng tiên Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương. Nàng chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.
Hai người nên duyên vợ chồng và trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau. Ngưu Lang, Chức Nữ có được 2 người con, 1 trai và 1 gái.
Thế nhưng vào một ngày, Chức Nữ phải trở lại thiên đình theo lệnh của Ngọc Hoàng. Ngưu Lang đau khổ vội vàng đuổi theo nhưng lại bị ngăn cách bởi con sông Thiên hà – chính là ranh gới giữa cõi phàm tiên. Ngưu Lang không từ bỏ, chàng ngồi ở đó chờ đợi Chức Nữ không chịu rời đi.
Từ đó, bên cạnh con sông Thiên Hà có thêm chòm sao tên là Ngưu Lang. Mọi người truyền tai nhai đó chính là hình ảnh của Ngưu Lang ngày đêm mong chờ Chức Nữ. Vương Mẫu Nương Nương vì quá thương cảm cho tấm chân tình của Ngưu Lang nên đã đồng ý cho hai người gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm.
Từ đó ngày 7 tháng 7 âm lịch được gọi là ngày Thất tịch, với quan niệm rằng những ai yêu nhau thật lòng sẽ được gặp nhau cho dù có khó khăn, trắc trở như thế nào đi chăng nữa.

III. Ý nghĩa của ngày Thất tịch

Tại mỗi quốc gia, ngày Thất tịch có sự khác nhau về phong tục, ý nghĩa. Cụ thể như sau:

1. Lễ Thất tịch tại Trung Quốc

Thất tịch là ngày lễ tình nhân tại Trung Quốc
Theo tiếng Hán, Thất tịch có nghĩa là chiều tối ngày 7 tháng 7 âm lịch. Đây là ngày lễ quan trọng tại Trung Quốc và có tên gọi khác là lế Khất Xảo. Đêm 7 tháng 7 âm lịch, phụ nữ Trung Quốc sẽ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo.
Vào ngày ngày, các cô gái sẽ trưng bày những vật dụng nghệ thuật do mình tạo ra để mong lấy được người chống tốt, tận tâm tận tình như Ngưu Lang.

2. Lễ Thất tịch tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, vào ngày Thất tịch hàng năm sẽ diễn ra sự kiện Tanabata. Theo đó, người dân xứ sở hoa anh đào sẽ trang trí đường phố, mặc trang phục có 5 màu sắc theo thuyết ngũ hành là xanh, lục, trắng, đen, vàng và hồng.
Họ sẽ viết những lá thư chứa đựng tâm tình của mình và trang trí bằng nhiều màu sắc sặc sỡ. Những lá thư sẽ được treo lên cành trúc trước nhà như lời cầu mong mọi việc thành công, suôn sẻ.

3. Lễ Thất tịch tại Việt Nam

Giới trẻ Việt quan niệm rằng ăn chè đỗ đỏ trong ngày Thất tịch sẽ có người yêu
Tại Việt Nam, ngày Thất tịch là gì? Lễ Thất tịch tại nước ta còn được gọi là ngày ông Ngâu bà Ngâu. Các cặp đôi yêu nhau sẽ đến chùa để cầu cho tình yêu của họ bền lâu như Ngưu Lang, Chức Nữ.
Bên cạnh đó, ngày Thất tịch thời tiết thường mưa ngâu rả rích, điều này gây bất lợi cho việc xây nhà hoặc trùng tu, sửa sang nhà cửa. Vì thế mà nhiều người tránh thi công vào ngày Thất tích để tránh gặp điều xui xẻo không đáng có.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, giới trẻ Việt còn truyền tai nhau về câu chuyện ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất tịch sẽ có người yêu.

4. Lễ Thất tịch tại Hàn Quốc

Tại xứ sở kim chi, ngày Thất tịch còn có tên gọi khác là lễ Chilseok. Đây là lễ hội thưởng thức những món ăn được làm từ lúa mì để cầu mong có sức khỏe tốt.
Bên cạnh đó, tháng 7 âm lịch cũng là khoảng thời gian giao mùa, khép lại cái nóng oi ả của mùa hè và thay vào đó những là những cơn mưa mát mẻ của mùa thu. Vì thế, vào ngày lễ hội này người Hàn Quốc sẽ tắm rửa để gạt bỏ hết những cái nắng oi bức và chuẩn bị tâm thế để đón mùa vụ bội thu.

IV. Tại sao ngày Thất tịch không mưa?

Lễ Thất tịch gắn liền với câu chuyên Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau
Theo tương truyền, trời sẽ đổ mưa vào ngày Thất tịch và cơn mưa này được gọi là mưa Ngâu. Nhiều quan điểm cho rằng, đây chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi được tái ngộ với nhau.
Tuy chỉ có 1 ngày nhưng khoảnh khắc này cũng đủ khiến người ta nhớ nhưng. Cơn mưa vào ngày Thất tịch cũng có thể coi là bộ phim cảm động về tình yêu của cặp đôi phàm tiên.
Dù chỉ là hiếm hoi và rất ít khi xảy ra nhưng vẫn có năm ngày 7 tháng 7 âm lịch trời không đổ mưa. Sự kiện này được cho là rất hiếm hoi, thậm chí còn đặc biệt hơn cả ngày Thất tịch thông thường.
Theo đó, vào ngày Thất tịch không mưa, các cặp đôi yêu nhau cùng hẹn ngắm sao. Bằng cách biệt nào đó, 2 chòm sao này sẽ sáng rực trên bầu trời. Các cặp đôi ước nguyện chuyện tình của họ sẽ hạnh phúc như chuyện tình Ngưu Lang, Chức Nữ. Bên cạnh đó, cũng có lời đồn cho rằng các cặp tình nhân cùng ngắm sao trong ngày Thất tịch thì sẽ hạnh phúc mãi mãi.
Hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã biết được ngày Thất tịch là gì, cũng như ý nghĩa của việc ăn chè đậu đỏ trong ngày này. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết khác của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin thú vị nhé.